Di truyền học

Mã sản phẩm: J19

200.000 VNĐ

Tác giả: Lê Thị Trúc Linh,Lê Thị Kính,Nguyễn Trần Đồng Phương,Hồ Thị Bích Phượng

Năm xuất bản: 2018

Loại tài liệu:

CN10052023

MỤC TIÊU HỌC LIỆU

Nội dung của cuốn sách di truyền học được biên soạn dựa theo khung chương trình đào tạo của Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt, chúng tôi biên soạn giáo trình Di truyền học với mục đích trình bày và giải thích những nguyên lý cơ bản của Di truyền học một cách có hệ thống với nội dung chính xác, khoa học, logic, rõ ràng và súc tích.

Giáo trình Di truyền học này được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo chính cho giảng viên, sinh viên hệ chính quy và hệ từ xa sử dụng khi giảng dạy, học tập môn Di truyền học tại Khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cuốn sách này cũng sẽ là giáo trình tham khảo thích hợp cho giảng viên, sinh viên thuộc ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học của các trường đại học, cao đẳng khác cũng như cho các thầy cô giảng dạy môn Sinh học và học sinh các trường trung học phổ thông.

CẤU TRÚC HỌC LIỆU

Tài liệu được biên soạn thành 2 phần: lý thuyết (9 chương) và thực hành (6 bài), trong đó:

PHẦN I: LÝ THUYẾT

  • Chương 1: Mở đầu
  • Chương 2: Cơ sở vật chất của tính di truyền
  • Chương 3: Di truyền Mendel và di truyền Mendel mở rộng
  • Chương 4: Di truyền nhiễm sắc thể và di truyền giới tính
  • Chương 5: Biến dị - Đột biến
  • Chương 6: Di truyền tế bào chất (ngoài nhân)
  • Chương 7: Di truyền học ở người và vi sinh vật
  • Chương 8: Di truyền học quần thể
  • Chương 9: Di truyền học số lượng

PHẦN II: THỰC HÀNH

  • Bài 1: Sự phân chia tế bào: nguyên phân
  • Bài 2: Sự phân chia tế bào: giảm phân
  • Bài 3: Sự hình thành giao tử - Sự thụ tinh và tạo phôi
  • Bài 4: Cấu trúc bộ nhiễm sắc thể người
  • Bài 5: Phương pháp kiểm định chi bình phương χ2
  • Bài 6: Bài tập di truyền

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Mục tiêu chung

Môn Di truyền học giúp người học hiểu và giải thích được cơ chế của các hiện tượng di truyền được truyền thụ qua các thế hệ thông qua các quá trình sinh sản ở động vật, thực vật và vi sinh vật.

Mục tiêu cụ thể

Kiến thức: Môn học cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản của di truyền học, lịch sử phát triển của di truyền học; Hiểu được cấu trúc, chức năng, sự phân chia tế bào Prokaryote và Eukaryote; Hiểu được vì sao DNA là vật chất mang thông tin di truyền; Hiểu được các thí nghiệm cũng như giải thích các kết quả thí nghiệm của Mendel, của Morgan; Phát biểu được các quy luật di truyền của Mendel, các quy luật di truyền mở rộng sau Mendel, quy luật di truyền nhiễm sắc thể, di truyền liên kết với giới tính từ đó có thể giải thích được các hiện tượng di truyền trong thực tế; Nắm được các khái niệm về di truyền tế bào chất, di truyền ở sinh vật bậc cao và vi sinh vật; Các khái niệm và nghiên cứu về di truyền học quần thể và di truyền học số lượng.

Kỹ năng: Môn học giúp tăng cường kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành; kỹ năng tư duy, làm việc nhóm.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Đối với sinh viên học chương trình Công nghệ Sinh học tại Khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cần đọc nội dung từng chương trước các buổi học lý thuyết, chuẩn bị và làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn trước các buổi thực hành.

CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY

Cuốn giáo trình này có thể được sử dụng để tự học. Người học đọc trước nội dung kiến thức trong từng chương và trả lời các câu hỏi ôn tập để hệ thống lại kiến thức. Sau đó làm các bài tập trong phần bài tập có gợi ý trả lời, kiểm tra kết quả. Phần bài tập tự giải giúp nâng cao kỹ năng tư duy, tính toán cho người đọc.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

Hartl, DL & Jones, EW. (1998), Genetics, Jones and Bartlett Publishers, United States.

Pierce, B. A. (2012). Genetics: A conceptual approach. New York: W.H. Freeman.

LỜI CẢM ƠN 

Nhóm biên soạn xin bày tỏ sự cảm ơn đối với đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí để hoàn thành cuốn sách này.

Các hình vẽ trong giáo trình đều do nhóm biên soạn tự thực hiện (ngoại trừ các ảnh chân dung nhà khoa học, hình 3.2, hình 6.5 và hình 6.13).

Trong quá trình biên soạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn thiện hơn.

Nhóm biên soạn