Quản trị vận hành

Mã sản phẩm: D31

37.000 VNĐ

Tác giả: Nguyễn Kim Anh

Năm xuất bản:

Loại tài liệu:

CN261119

Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC

Quản trị sản xuất và điều hành là môn học chuyên ngành đối với sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, cùng với nền kinh tế năng động, đa lĩnh vực, môn Quản trị sản xuất cổ điển đã mở rộng ra nhiều chuyên ngành khác nhau như : Quản trị dự án, Quản trị dịch vụ, Quản trị chuỗi cung ứng... với sự hỗ trợ của tự động hóa và công nghệ thông tin. Điểm trọng yếu của môn học là sẽ giúp sinh viên có cái nhìn mới, hiểu quản trị sản xuất và điều hành như một nghề chuyên môn và có vai trò rất quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay.

MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ :

  • Hiểu được đây là một ngành học, một nghề chuyên môn rất phổ biến trên thế giới và đang rất cần thiết cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi ứng dụng không chỉ trong sản xuất mà còn trong điều hành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, siêu thị, vận tải…
  • Hiểu được các khái niệm chuyên môn, chức năng, quản lý điều hành, đặc biệt trong xí nghiệp sản xuất, đồng thời, phát huy hiệu quả từ các chức năng khác (tiếp thị, tài chính, nhân sự...) trong doanh nghiệp để hỗ trợ cho vận hành.
  • Giới thiệu một số khái niệm về chiến lược điều hành.

BỐ CỤC TÀI LIỆU 

Tài liệu được chia thành 7 bài với thời lượng 60 tiết, tương đương 6 tiết/bài và 18 tiết cho bài tập, được thiết kế theo một trình tự như sau:

  • Bài 1 : Tổng quan về quản trị sản xuất và điều hành.
  • Bài 2 : Thiết kế quy trình và công nghệ.
  • Bài 3 : Bố trí mặt bằng.
  • Bài 4 : Công suất và hoạch định tổng hợp.
  • Bài 5 : Quản lý tồn kho.
  • Bài 6 : Sản xuất theo J.I.T và sản xuất tinh giản.
  • Bài 7 : Điều độ sản xuất.

Mỗi bài đều được tổ chức theo một khung thống nhất, bao gồm các phần sau :

  •  Giới thiệu khái quát và mục tiêu cần đạt được.
  •  Khái niệm cơ bản và cách học.
  •  Nội dung cơ bản của bài – tài liệu tham khảo.
  •  Một số điểm lưu ý khi học.
  •  Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ.
  •  Câu hỏi gợi ý cho cá nhân/nhóm, củng cố bài.

HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC

Phương pháp học tập : Quản trị sản xuất và điều hành là một khoa học và là một nghệ thuật trong quản lý nên công tác đào tạo cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Sinh viên tự học cần đọc thật kỹ các bài học theo thứ tự để nắm bắt được nội dung môn học. Đồng thời, sinh viên cần tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo đã giới thiệu và các trang web để mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên môn. Việc tự học là rất tốt, nhưng nếu có kết hợp được với một số hình thức khác như : nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bài tập nhóm... và đặc biệt là thực tập, quan sát thực tế tại các công ty trong ngành sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu, cầu cảng, dịch vụ công nghiệp, siêu thị, ngân hàng… thì hiệu quả học tập, tiếp thu kiến thức sẽ tăng hơn rất nhiều. Do vậy, tài liệu hướng dẫn chỉ là một bộ phận hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình tự đào tạo, còn để theo đuổi được con đường nghề nghiệp chuyên môn, sinh viên cần áp dụng phối hợp các phương pháp đào tạo nói trên. Trong quá trình sử dụng tài liệu này như là một công cụ tự học, nếu có vướng mắc gì sinh viên có thể trao đổi thêm với giảng viên đến ôn tập cho lớp hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả theo địa chỉ sau : nkimanh2001@yahoo.com.

Tài liệu tham khảo: Sinh viên có thể đọc thêm các sách và các nguồn thông tin trên Internet sau đây:

  1. MPDF – Khoa Quản lý Công nghiệp – Giáo trình Quản lý sản xuất và điều hành.
  2. Roberta S.Russell – Bernard W. Taylor III – Operations Management – Prentice Hall 2003.
  3. TS. Đặng Minh Trang – Quản lý sản xuất và điều hành – Nhà Xuất bản Thống kê, 2005.